Kinh nghiệm


1. Các bước làm hồ thủy sinh.

Có thể nói thú chơi thủy sinh đã có từ nhiều năm nay, nhưng thực tế để có được 1 bài tương đối hoàn chỉnh thì hoàn toàn không có. Các newbie khi lần đầu dò dẫm vào các trang web thủy sinh thực sự mà nói đều rối tung rối mù. Từ những cái rối tung rối mù thế này, rất dễ làm cho " ngu phí " chúng ta thật cao và không đáng có.
Đến thời điểm này, NP đã đạt được 1 số kinh nghiệm quý báu, nhìn lại 1 chặng đường đã qua nhất là xét về mặt kinh tế quả thật là khủng khiếp.
Nay NP muốn chia sẽ 1 số kinh nghiệm cần thiết trước khi các newbie bắt tay vào thực hiện 1 hồ thủy sinh .
Đây là bài do NP sưu tầm kết hợp với những kinh nghiệm riêng của NP để viết ra, nên các bạn cứ mạnh dạn nghiên cứu, trao đổi cũng như thảo luận trên tinh thần của diễn đàn " Kết nối bạn bè - chia sẽ đam mê "

I- Ý tưởng đầu tiên khi bước chân vào thế giới thủy sinh :

Đầu tiên, chúng ta cần phải xác định được sở thích, thời gian, tiền bạc cũng như phong cách chơi thủy sinh của mình để lựa chọn phong cách chơi, nhưng dù có thế nào đi nữa, bạn cũng phải bám sát 2 phong cách cơ bản để sáng tác riêng 1 hồ thủy sinh cho mình. Chúng ta có thể thiết kế hồ thủy sinh để thể hiện những gì mình thích. Nhưng chúng ta cũng phải dựa trên phong cách hay là kiểu nào đó để sáng tác hồ thủy sinh.
Phong cách hồ thủy sinh được phổ biến hiện nay được chia làm 2 phong cách.

1. Hồ thủy sinh theo phong cách Hà Lan : ( Dutch style ).

Thì hồ thường theo phong cách tự nhiên hoang dại trung tính nhiều hơn, ít sử dụng gỗ và đá, người chơi có thể cắm đủ loại cây, đủ loại màu sắc tương phản để hồ của mình rực rỡ rậm rạp tươi tốt thế nhưng theo phong cách này thì người chơi rất mất thời gian bởi loại cây trồng trong hồ này nhanh phát triển, khoảng 1 tuần phải cắt tỉa lại hồ một lần. Hồ như một bình hoa, một rừng cây đủ màu sắc.
Phong cách này được hình thành cách đây hơn trăm năm (khoảng 1800, tức đầu thế kỷ 19). Thời đó phong trào chơi ao nước (pond) ở Hà Lan đang rầm rộ. Và sau này chuyển qua chơi hồ thủy sinh nhưng vẫn mang phong cách Dutch. Tại sao phải phong cách Dutch? Vì trào lưu chơi hồ thủy sinh cho "đẹp" được phát triển ở Hà Lan, đất nước của hoa Tulip và có chợ hoa lớn ở thủ đô Amsterdam. Còn thế nào là phong cách Dutch ? Phong cách Dutch không phải là phong cách "cây cắt cắm" như chúng ta hiểu. Không chỉ đơn thuần là trồng những loại cây stem plant (cây thân đốt), thích trồng như thế nào thì trồng. Thực tế, phong cách Dutch chủ yếu là trồng nhiều cây và chủng loại. Lấy cây làm tiêu điểm và không đặt nặng vấn đề về cá. Hồ mang phong cách Dutch có thể nuôi một số lượng ít cá hay là không nuôi con nào. Còn cây thì hay dùng cây bình thường nhưng phải trồng cho xum sê. Phong cách Dutch không đòi hỏi sự tập trung vào thiết bị và phụ kiện như phong cách khác. Nhưng đòi hỏi đèn phải tốt, lọc nước phải có. Còn Co2 cho dù hiện nay ai cũng biết nó cần thiết cho cây thủy sinh trong hồ. Phong cách Dutch thì có thể không cần.


2. Hồ thủy sinh theo phong cách Nhật bản : ( The Nature Aquarium Style )

Tuy mới có ở thập niên 70 của thế kỳ 20 đến nay thế nhưng đã phát triển khắp thế giới bởi theo phong cách này người chơi chọn được những cây thủy sinh chậm phát triển, hồ được sắp xếp khá tĩnh tuân thủ khắc khe về bố cục. Khi cá không còn là nhân vật chính nữa thì chính cái sự tĩnh lặng đơn giản giúp hồ theo phong cách này có chiều sâu. Người chơi càng ngắm càng phát hiện ra những điều thú vị về triết lý nhân sinh. Nguyên liệu chính thường lấy từ thiên nhiên là đá, cây mà người chơi có thể sắp xếp theo chủ đề mà mình yêu thích như một dòng suối, một góc rừng, một sa mạc, một hoang đảo, một phong cảnh sơn thủy hữu tình của thiên nhiên hùng vĩ. Những quan điểm nhân sinh của các học thuyết phương Đông đặc biệt người chơi theo phong cách này có thể tùy ý sáng tạo ra những kiểu hồ mà mình tưởng tượng ra hoặc bắt gặp trong cuộc sống.
The Nature Aquarium Style được tạo ra bởi nhiếp ảnh gia người Nhật Mr.Amano từ đầu thập kỷ 1970. Phong cách này thể hiện đậm nét chi tiết kiểu "vườn Nhật" dưới nước, Quan trọng là luôn luôn thể hiện tư tưởng ZEN. Cây thường được dùng làm thảm trong hồ phong cách này chủ yếu là rêu, Riccia hay là Glossotigma vv...Quan trọng là đa số cây được trồng trong những hồ kiểu này sẽ có nhu cầu về ánh sáng cao và phải có Co2 để quang hợp.
Thông thường chỉ có vài loại họ cây thủy sinh được trồng vào hồ kiểu nature aquarium. Còn gỗ hoặc đá sẽ được dùng nhiều hơn trong việc tạo tiêu điểm và tạo cảnh mô phỏng thiên nhiên. Đá thì làm giống núi, gỗ thì dùng tạo dáng cho giống cây ngã và có rêu bám như ngoài thiên nhiên. Còn những loài cá được nuôi cũng phải hài hòa với tổng thể của hồ.


Sau khi chúng ta nắm được các phong cách cơ bản cũng như hiểu được mình muốn thực hiện 1 hồ thủy sinh như thế nào ?, bước tiếp theo là chúng ta bắt đầu " đi chợ " mua sắm hồ, đèn, lọc....

II- Các phụ kiện hồ thủy sinh

1- Phần cứng :

a.  Hồ :

- Thích hợp cho người mới chơi vẫn là các bể nhỏ có kích thướt khoảng 40cm cho đến 80 cm.
Vì sao phải chọn kích thước này? :
vì hạn chế sự giao động của nhiệt độ bên ngoài, nếu các bạn sử dụng hồ quá nhỏ, như thế khi nhiệt độ bên ngoài tăng hay giảm sẽ làm thay đổi nhiệt độ bên trong hồ làm ảnh hưởng rất lớn đến các sinh vật và cây thủy sinh trong hồ.
Tiếp theo là khả năng quản lý kiểm soát và trình độ tay nghề làm hồ của thành viên mới chơi còn yếu nên hồ quá lớn thì sẽ không kiểm soát nỗi mọi thứ như ánh sáng, dinh dưỡng cũng như giai đoạn rêu hại tấn công, còn hồ quá nhỏ nhiệt độ cũng như chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate thay đổi càng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thực vật thủy sinh. … )

Các kích thước này đều có thể làm kính 5 ly để giảm thiểu chi phí, tuy nhiên có một lời khuyên là không nên trang trí bằng đá quá nặng. Nên làm kiếng 8 ly trở lên, quan trọng nhất là đáy, phải từ 10 ly trở lên.
Kiếng là vật liệu làm hồ tốt nhất vì cứng và không thay đổi mầu. Không nên mua hồ Acrylic (hồ đúc) vì khi làm vệ sinh dễ bị trầy sướt và hay bị vàng ố theo thời gian.
Hiện nay, trên thị trường cũng như trong thế giới chơi thủy sinh đã xuất hiện 1 loại hồ được dán theo phong cách Amano, đây là loại hồ được dán rất đẹp, rất thẩm mỹ vì không thấy đường keo, không kiềng…
Cây thủy sinh phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng theo nhu cầu của từng loại cây. Để đáp ứng nhu cầu về ánh sáng thì hồ không nên có chiều cao cao quá và cũng không nên thấp quá cây sẽ phát triển và trồi lên mặt nước nhanh. Theo kinh nghiệm của NP thì hồ có chiều cao lý tưởng nhất là 40-45cm vì chiều cao của hồ vừa phải thì ánh sáng mới có thể chiếu xuống đáy hồ để giúp cho cây tiền cảnh phát triển. Chiều cao của hồ vừa phải còn thuận tiện cho việc trồng cây, cắt tỉa hay làm vệ sinh.
Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới. Có khí hậu nóng quanh năm. Khi mình mở đèn hơi nóng từ bóng đèn tỏa ra nếu hồ có nắp đậy thì hơi nóng không thể nào tỏa ra ngòai được. Cộng với thời tiết nóng của môi trường sẽ làm tăng nhiệt độ của nước trong hồ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây thủy sinh. Một bất tiện của hồ có nắp nữa là không thể bố trí đèn theo nhu cầu của cây thủy sinh được bởi nắp đậy có diện tích hạn chế. Vì lý do này, tuyệt đối ta không nên dùng những lọai hồ có nắp đậy để nuôi trồng thủy sinh.
Vị trí để hồ: vì hồ thủy sinh đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên hơn hồ cá. Mình nên chọn những vị trí thuận tiện cho việc thay nước.
Chân hồ : thì đừng cao quá vì sẽ làm tăng chiều cao của hồ khó cho việc cắt tỉa cây và làm vệ sinh thành hồ.
Có ổ cắm điện riêng cho hệ thống đèn chiếu sáng và lọc.
Vị trí để hồ phải thoáng mát, ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào hồ. Vì như vậy sẽ làm cho nước trong hồ nóng(cây và cá có thể chết ), rêu phát triển vv.
Quan trọng nhất là hồ phải nằm ở vị trí mà bạn và các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ do tự tay mình tạo ra.

b- Đèn : ( ánh sáng cho hồ thủy sinh )
Hệ thống ánh sáng thích hợp rất cần thiết đối với sự phát triển của cây. 1 phần rất lớn cây trong môi trường tự nhiên sinh trưởng trên 1 quá trình gọi là quang hợp(Photosynthesis). Cây thủy sinh cũng vậy, khi chơi hồ thủy sinh, ánh sáng rất quan trọng trong sự phát triển cũng như tồn tại của hồ thủy sinh.
Để lựa chọn ánh sáng thích hợp cho hồ thủy sinh, chúng ta phải dựa vào từng loại cây mà chúng ta muốn trồng. Vì mỗi loại cây có 1 nhu cầu ánh sáng khác nhau : có cây cần nhiều ánh sáng, có cây cần ít ánh sáng, và tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây mà có sự điều chỉnh ánh sáng thích hợp với từng giai đoạn. Khi ánh sáng không cân bằng sẽ gây ra nhiều vấn đề khác như :
+ Ánh sáng quá yếu sẽ làm cho 1 số loài có đốt dài ngoằn
+ Ánh sáng quá nhiều sẽ làm cho rêu hạu bùng phát cũng như nâng nhiệt độ, nó sẽ làm cho cây èo uột.

Như chúng ta đã biết, cây chỉ có thể quang hợp và phát triển được là nhờ vào ánh sáng.
( có những loại cây trong hồ thủy sinh không cần nhiều dưỡng chất mà chỉ cần nhiều ánh sáng là có thể phát triển tốt như : trân châu bò, đàn thảo, và các loại cây màu đỏ rất cần ánh sáng… )
Khi được cung cấp đầy đủ ánh sáng thì cây mới có thể quang hợp, hấp thu các dưỡng chất để phát triển. Ngoài thiên nhiên thì cây sử dụng ánh sáng mặt trời, còn trong hồ thủy sinh thì không thể sử dụng ánh sáng mặt trời được.
Có người cho rằng : để tiết kiệm điện, tôi đặt hồ thủy sinh nơi gần cửa sổ, hoặc nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào để thay thế cho đèn vì cây ngoài thiên nhiên cũng sử dụng loại ánh sáng này -> đây là một quan niệm sai vì hồ thủy sinh có thể nói là 1 ao nước tù, không có lưu thông nhiều, không có dòng chảy liên tục, không có sự trao đổi, tuần hoàn nước….chỉ bó buộc trong 1 số lượng nước nhất định, cho nên khi ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ sinh ra rêu, tảo… làm xanh nước. Số rêu tảo này phát triển mạnh sẽ hút hết các dưởng chất, oxy trong hồ thủy sinh làm cho cây cá không đủ dưỡng chất để hấp thu, chết.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đèn nhằm phục vụ cho thú chơi thủy sinh, tuy nhiên để lựa chọn được loại đèn phù hợp với cây thủy sinh thì đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải có 1 kiến thức nhất định :
Tôi xin giới thiệu 1 số loại máng đèn phục vụ cho hồ thủy sinh :
Đèn T8


Đèn T5


Đèn LED


Đèn Metan Solar


Đèn hồ Cubic

Bóng đèn phục vụ cho hồ thủy sinh, điều quan trọng nhất là sự chiếu sáng xuyên qua nước để đến các cây trong hồ. Có những loại đèn, chúng ta thấy khi bật lên, nó rất sáng ví dụ như đèn huỳnh quang, đèn tiết kiệm điện…. Nhưng thực tế thì không thể dùng cho hồ thủy sinh, vì đó là các loại đèn chiếu sáng phổ thông, bình thường.
Khi mua đèn, chúng ta phải lựa chọn những thương hiệu phổ biến thông dụng trên thị trường : Jebo, Nec, ADA, Orsam…
( Jebo thì có ánh sáng màu trắng tinh, Nec thì có màu ánh sáng màu nắng vàng… Theo kinh nghiệm của NP thì :
·Jebo thì phù hợp với các loại rêu, dương xỉ….
·Nec thì phù hợp với các loại cây cắt cắm.

Hiện nay 2 loại thường được sử dụng là fluorescent lights (Đèn tuýp) và metal halide HQI (Cao áp)

1- Fluorescent lighting (Đèn Tuýp hay đèn huỳnh quang) :

a) Đèn tuýp là đèn 1 bóng với 2 đuôi cắm ở cuối 2 đầu.Đường kính dùng để phân biệt 2 loại T8 và T5
b) T8 là loại đèn thông dụng được dùng trong việc thắp sáng trong nhà ( VN thường là T12). Nhưng cũng có 1 vài loại bóng thích hợp với việc trồng cây thủy sinh.
c) T5 có đường kính mỏng hơn T8, nhưng vẫn có độ sáng như T8. Nhưng T5 chiếm diện tích nhỏ hơn nên có thể đặt nhiều bóng hơn cho 1 hồ.Thường thì có 2 loại thích hợp ; 1 là HE(high performance ; tiết kiệm cao) và HO(high output; công suất cao).

 



d) Một dạng khác của đèn tuýp. Nó dc cấu tạo bởi 1 đèn dc uốn cong thành hình chữ U và song song với nhau chỉ có 1 đầu cắm, công suất của nó cũng chỉ như những đèn T5 hay T8

 



2 - Metal halide HQI (Đèn cao áp)

Đèn metal halide là loại đèn có sức xuyên thấu của nó cao nhất đối với các loại đèn khác.
Nhưng có 2 khuyết điểm về loại đèn này là :
- Khả năng sinh ra ánh sáng thấp (Khởi động lâu)
- Sinh nhiệt rất nhiều.

 



Sự chiếu sáng:
Cây thủy sinh mọc dựa trên đồng hồ sinh học của chúng, chúng hoạt động vào ban ngày và ngủ vào ban đêm.
Quang hợp được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời,và sẽ không ngừng cho đến khi mặt trời lặn. Sử dụng sự chiếu sáng 1 cách thích hợp, chúng ta có thể làm cho quá trình quang hợp này tốt hơn ngoài tự nhiên,và làm cho cây thủy sinh mọc đẹp hơn. Nếu như cây thủy sinh ngủ vào ban đêm (Thường xếp lá lại), thì cho dù dưới ánh sáng mạnh thật mạnh chúng cũng không hoạt động lại.
Những loài mọc nhanh sẽ cần thời gian chiếu sáng nhiều hơn đối với những loài mọc chậm.Tốt nhất là có 10 giờ chiếu sáng mỗi ngày.
Chất lượng ánh sáng và ảnh hưởng của nó lên sự phát triển của cây.
Quang hợp không phải là 1 hiện tượng xảy ra 1 cách đồng đều giữa các bước ánh sáng khác nhau. Ánh sáng khác màu nhau sẽ có nhiều ảnh hưởng khác nhau trên cây thủy sinh.
Thay bóng định kỳ sẽ đảm bảo cho chất lượng ánh sáng và tác dụng của chúng lên cây. Nếu ta dùng bóng Huỳnh quang thì nên thay chúng 3 tháng 1 lần,còn bóng có công suất cao hơn như bóng T5 thì phải thay mỗi 6 tháng.

Lượng chiếu sáng.

Không có quy định nào gọi là mấy bóng cho 1 hồ, hay là mấy giờ cho một ngày mà chúng ta chỉ cảm nhận " sức khỏe " của cây để điều tiết ánh sáng theo từng giai đoạn phát triển.

Độ xuyên thấu

Độ xuyên thấu có nghĩa là sức xuyên qua nước của ánh sáng,và sẽ giảm cường độ đi khi qua độ sâu của nước.

C- Lọc :

Như chúng ta đã biết, đối với hồ thủy sinh thì hệ thống lọc là 1 hệ thống rất cần thiết không thể thiếu được. Vì sao nó cần thiết ?
Bởi vì hệ thống luân chuyển dòng nước trong hồ thủy sinh là 1 hệ thống tuần hoàn tù, không có sự luân chuyển từ vùng này sang vùng khác như ngoài thiên nhiên, nếu không có hệ thống lọc thì hồ thủy sinh chúng ta như 1 ao nước tù, rất dễ sinh ra các loại vi khuẩn, rêu hại và thiếu dưỡng chất, không khí cho cây, và các loại sinh vật sống trong hồ.
Do đó chúng ta cần phải có lọc để giúp cho môi trường nước trong hồ thủy sinh được sạch, giảm thiểu tối đa các tạp chất có hại trong hồ giúp cho cây, và các loại sinh vật sống trong hồ có được 1 môi trường tốt để tồn tại và phát triển.
Hiện nay trên thị trường có rất là nhiều loại lọc, từ đơn giản cho đến phức tạp, từ rẻ tiền cho đến đắt tiền.







Do đó tùy theo điều kiện kinh tế mà chúng ta chon lựa 1 loại lọc hợp túi tiền và tối ưu chức năng lọc.
Nhiệm vụ số một và quan trọng nhất của bình lọc là sử dụng vi khuẩn để chuyển Nitrit -NO2, được sinh ra bởi chất thải của cá, lá, cây chết.v.v, nguyên nhân chính làm chết cá.

Với những bình lọc áp dụng kỹ thuật mới nhất, người ta đều cố gắng tăng thể tích và tăng diện tích sống cho vi sinh trong bình. Có 1 nguyên tắc rất quan trọng là mà chúng ta luôn luôn phải nhớ là :

ĐỘ TRONG CỦA NƯỚC HỒ THỦY SINH LUÔN TỶ LỆ NGHỊCH VỚI ĐỘ BẨN CỦA LỌC “

Có thể nói, lọc càng lâu, càng dơ thì độ ổn định về mặt vi sinh của hồ sẽ càng cao và như thế nước hồ sẽ càng trong hơn. Do đó khi chúng ta thiết lập hệ thống lọc thì cố gắng tăng diện tích lọc bằng các loại nham thạch, sứ ceramic... để vi sinh có chỗ trú thật nhiều. Chúng ta có 3 nguyên tắc mà chúng ta nên tuân thủ:

- Không làm vệ sinh bình lọc cùng lúc với làm vệ sinh hồ.
- Không làm vệ sinh bình lọc quá kỹ, đá xốp, nham thạch và gốm Ceramic không cần phải thay rửa.
- Chúng ta chỉ vệ sinh lọc khi lọc đã quá dơ, ít nhất là sau 3 tháng.

Theo kinh nghiệm của NP, thì 1 hệ thống lọc tốt, ổn định và hiệu quả không nhất thiết dựa vào túi tiền hay là tiếng tăm của 1 hảng nào đó. Mà 1 hệ thống lọc được xem là tốt, là hoàn chỉnh và hiệu quả là do chúng ta tạo và kich hoạt tốt hệ vi sinh có sẵn trong hồ cũng như bổ sung từ bên ngoài vào bẳng các chế phẩm vi sinh có bán trên thị trường.

2- Phần mềm :

Sau khi giới thiệu sơ lược về các phụ kiện cơ bản của 1 hồ thủy sinh cần và đủ để tồn tại, phát triển.
Giờ NP xin giới thiệu với các bạn các loại đất nền cơ bản nhất trên thị trường hiện nay, để các bạn có được 1 sự lựa chọn tối ưu nhất khi tiến hành set up 1 hồ thủy sinh.
Hiện nay, cái khó khăn nhất của người mới chơi, là sự lựa chọn đất nền. NP xin phân thành 2 loại đất nền. Đất nền công nghiệp và đất nền tự trộn.
Trước tiên NP muốn xác định với các bạn 1 điều khá là quan trọng khi lựa chọn 1 cái nền trồng cây thủy sinh là : " Đất nền và Phân nền "
Đất nền : là giá thể để rễ cây có chỗ bám vào, ổn định và phát triển hệ rễ rồi từ đó sẽ phát triển cành nhánh.
Phân nền : là các loại phân hữu cơ, vô cơ hay các loại vi lượng... được dùng để trộn lẫn vào đất nền để giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt, nó được coi như là thức ăn cần thiết để cây hấp thu.

a- Đất nền công nghiệp :

Là các loại đất nền được các nhà sản xuất theo 1 quy trình khép kín bằng máy móc, được đóng gói bao bì có ghi đầy đủ các thành phần cơ bản trong đất nền.
Ưu điểm của loại đất nền này là sạch, gọn nhẹ và tiện lợi khi vận chuyển cũng như sử dụng, còn khuyết điểm thì giá thành tương đối cao, đôi khi phải nhập khẩu từ nước ngoài nên phụ thuộc vào nhà phân phối khá nhiều.

 









Ngoài các loại cơ bản có hình trên, ngoài thị trường còn có nhiều loại khác nữa.....

b - Đất nền tự trộn :
Là loại đất nền được trộn từ các nguyên liệu có sẵn như : đất sét, DBO, tracatu, than bùn....
Ưu điểm là giá thành tương đối rẻ, nguyên liệu sẵn có, dễ tìm tuy nhiên khuyết điểm là thường được trộn theo tỷ lệ cảm tính, không có bao bì, không ghi thành phần rõ ràng. Hiện nay trên thị trường Tp.Hồ Chí Minh, loại đất nền này có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như : Lý Vũ, Nguyễn Hòa… cũng như do các thành viên tự trộn như : Nuphar, Nguyên Đông, nền trộn 9x…

Nguồn: http://thuysinh.org (có thay đổi một số hình minh họa)



2. Vấn đề bố cục






 Nguồn : http://thuysinh.org

3. Kỹ thuật cột rêu


Giới thiệu bài viết của Josh Sim về kỹ thuật buộc rêu đúng cách.
Nguồn http://littlegreencorner.com/howtotiemoss.html

Buộc đúng cách sẽ cho chúng ta một sản phẩm đẹp, không những thế còn giúp rêu phát triển tốt và kế nữa là tiết kiệm được rất nhiều rêu.
Tôi xin giới thiệu một số loại rêu cơ bản Fissidens, Fissidens mini, fluitant riccia, pelia làm mẫu để các bạn xem, mỗi loại rêu tuy có hình dáng khác nhau, được buộc vào các giá thể khác nhau: lũa, đá, vỉ nhựa... nhưng tựu chung là có cùng nguyên tắc, mời các bạn tham khảo loạt hình sau:

Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

- Lời khuyên đầu tiên là nên có một khay, hộp, xô chậu... đựng nước, giá thể, sản phẩm để tránh chúng bị khô trong quá trình thực hiện.

- Điều thứ 2 rất quan trọng và là điểm chính tôi muốn giới thiệu, đó là khâu tách nguyên liệu-rêu, việc làm này sẽ giúp các bạn tiết kiệm lượng lớn nguyên liệu đồng thời khi thực hiện thao tác này sẽ giúp bạn loại bỏ những cọng rêu không tốt, nhiễm rêu hại... Tuy mất nhiều thời gian nhưng kết quả sẽ là phần thưởng xứng đáng cho bạn nào biết kiên nhẫn.

Bước 1
- Cách tách đúng:
Dùng nhíp gắp riêng từng cọng rêu, dù to hay nhỏ, dài hay ngắn, bạn đều nên tách riêng.
Cách tách sai 


Bước 2: Xếp rêu lên giá thể
- Xếp lên đá đúng (trải đều rêu lên mặt đá)

Xếp rêu lên đá sai (cho nguyên nhúm rêu vào mà không sắp xếp)

- Xếp rêu lên lũa đúng

 Xếp rêu lên lũa sai

- Xếp rêu lên giá thể đúng
 
 Xếp rêu lên giá thể sai

- Xếp rêu lên vỉ Inox


Xếp rêu lên vỉ sai
 
Ví dụ:  Bó rêu USfish lên vỉ Inox








Bước 3: Hoàn tất việc bó rêu


Chúc các bạn thành công..!!!!
Nguồn:  TSO và LittleGreenCorner